Do các tuyến thương mại thường kéo dài và liên quan đến các mối lo ngại do xuyên biên giới, thật dễ dàng nghĩ rằng thương mại quốc tế tốt nhất là dành cho các công ty lớn hơn và mạnh hơn. Đối với một số chủ doanh nghiệp nhỏ, lý do là sự rắc rối phức tạp của việc gia nhập thị trường toàn cầu có thể là quá sức so với hoạt động kinh doanh nhỏ của họ. Nhưng đây chỉ là một lý do hoang đường.
Số liệu thống kê chỉ ra rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phù hợp với thương mại quốc tế hơn họ nghĩ. Ví dụ, trong một cuộc khảo sát bởi Yahoo Small Business cho thấy doanh nghiệp SME thực sự phát triển mạnh trong kinh doanh xuất khẩu.1 Khi xem xét điều này, không có gì lạ khi doanh nghiệp nhỏ chiếm phần lớn kinh doanh xuất khẩu ở hầu hết các quốc gia - 98% ở Hoa Kỳ2 và 68% ở Trung Quốc (tính đến năm 2007)3.
Nếu bạn đang cân nhắc lợi ích của việc đưa doanh nghiệp nhỏ của mình vào thị trường toàn cầu, bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao đây là một quyết định đúng đắn và cách thực hành tốt nhất để trở thành một nhà xuất khẩu thành công.
Mục lục
Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu đáp ứng nhu cầu trong cộng đồng của họ, nhưng mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là bán được hàng nhiều hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Đây là vai trò chủ đạo mà chỉ có thương mại quốc tế và xuất khẩu mới có thể giúp thực hiện được.
Doanh nghiệp SME tham gia vào sàn thương mại toàn cầu sẽ có được cơ hội độc nhất để thâm nhập vào thị trường béo bở, phục vụ một lượng lớn khách hàng, tăng trưởng kinh doanh và cải thiện cộng đồng khi gia nhập. Dưới đây là một số lý do thuyết phục nhất vì sao doanh nghiệp SME nên trở thành những công ty xuất khẩu:
Ở các quốc gia và khu vực có nền kinh tế công nghiệp hóa - như Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, Úc và Canada - có nhiều khả năng sản xuất trong nước đã vượt quá tiêu dùng. Bằng cách đưa những hàng hóa đó ra thị trường nước ngoài, bạn có cơ hội nhận được doanh số bán hàng cao hơn với chi phí có lợi hơn.
Thương mại quốc tế cung cấp cho bạn phương tiện để tiếp cận những khách hàng này và mở rộng một cách tiềm năng nền tảng khách hàng của bạn. Thật may, với sự phát triển của thương mại điện tử, việc tiếp cận những khách hàng này không những dễ dàng hơn mà còn mang lại nhiều lợi nhuận hơn bao giờ hết.
Điểm mấu chốt là việc bắt đầu kinh doanh xuất khẩu quốc tế có thể tạo ra tình trạng tổng thể tích cực cho công ty nhỏ, nhân viên và cộng đồng của bạn. Bạn có được cơ hội và sự hỗ trợ (mà nhiều người không biết), để phát triển doanh nghiệp và tạo ra thu nhập tốt hơn cho nhân viên của mình. Tìm hiểu thêm ở đây về lợi ích của việc xuất khẩu đối với doanh nghiệp nhỏ.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích những điều bạn cần lưu ý khi bắt đầu bước chân vào thương mại quốc tế và cách tìm kiếm sự hỗ trợ có thể giúp bạn trở nên thành công.
Mặc dù thương mại quốc tế mang lại cơ hội béo bở cho doanh nghiệp nhỏ, nhưng để đi đến thành công cũng có nhiều rào cản. Thương mại xuất khẩu đi kèm với những rủi ro và thách thức, bạn nên chuẩn bị để đối mặt với những điều này khi bắt đầu kinh doanh xuất khẩu.
Mẹo mà chúng tôi sẽ chia sẻ trong phần này gồm hầu hết những điều bạn cần biết, bao gồm cả cách tìm nguồn tài trợ xuất khẩu, định hướng quy tắc thương mại, tiếp cận khách hàng bạn mong muốn và nhận được khoản thanh toán xứng đáng. Hãy bắt đầu nào!
Bạn có thể tham gia hiệp hội các nhà xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ dành cho nhà bán sỉ, trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ, quản lý thương mại quốc tế (ITA) hoặc cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ tại địa phương (SBA). Những tổ chức này có các chuyên gia có thể giúp bạn tìm hiểu về cơ hội xuất khẩu, những thách thức tiềm ẩn mà bạn có thể phải đối mặt (chẳng hạn như rào cản ngôn ngữ và rào cản thương mại) và cách vượt qua những trở ngại này.
Ngoài ra, hãy cân nhắc lựa chọn quốc gia dựa trên sản phẩm nào có khả năng bán chạy nhất ở đó. Chẳng hạn như ở Nam Mỹ, Brazil là một nơi xuất khẩu quan trọng đối với máy móc nông nghiệp và công nghiệp, điện tử, xe cộ, nhiên liệu khoáng và hóa chất.7 Tương tự, Vương quốc Anh là nơi tuyệt vời cho kim loại quý, máy móc và dược phẩm.8
Điều quan trọng cần nhớ là chọn đúng hàng hóa xuất khẩu không chỉ là cân nhắc những gì người mua hoặc người mua nước ngoài cần. Hãy nghĩ về việc xuất khẩu sản phẩm sở trường của bạn sang nước ngoài có khả thi hay không. Những quy định và thuế quan nước ngoài mà bạn cần tuân thủ là gì? Đường cung cấp sẽ như thế nào? Bạn có thể duy trì dòng hàng hóa ổn định không? Phác thảo kế hoạch xuất khẩu có thể giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi này.
Trong khi bạn có quyền sở hữu và sử dụng IP của mình, nhưng những người khác có thể vi phạm quyền đó nếu bạn không bảo vệ đúng cách. Bạn nên cân nhắc tư vấn luật sư IP về những quyền mà bạn sở hữu, cách có thể bảo vệ tốt nhất và quy trình thực tế để đảm bảo những quyền này.
Ngoài ra, hãy cẩn thận để tránh vi phạm quyền IP của người khác, vì điều này có thể khiến doanh nghiệp nhỏ của bạn vướng phải những kiện tụng không cần thiết. Sự cố như thế này có thể xảy ra thường xuyên hơn mong đợi. Chẳng hạn như một công ty khác ở quốc gia xuất khẩu của bạn có thể đăng ký thương hiệu hoặc tên sản phẩm của bạn cho một doanh nghiệp khác ở quốc gia đó. Điều này có nghĩa là bạn phải thay đổi tên thương mại hoặc tên sản phẩm của mình để tránh vi phạm IP của họ.
Mặc dù vậy, một trong những câu hỏi ban đầu bạn sẽ cần trả lời là: bạn nên tập trung vào khách hàng thương mại điện tử B2B hay B2C? Một lựa chọn tuyệt vời khác mà bạn có thể cân nhắc là tìm kiếm khách hàng trên sàn thương mại toàn cầu như AliExpress (dành cho người mua B2C) và Alibaba.com (dành cho khách hàng B2B). Tìm hiểu thêm tại đây về cách tìm người mua quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu của bạn.
Chẳng hạn như điều khoản phổ biến là CIF, có nghĩa là chi phí, bảo hiểm và vận chuyển. Có nghĩa là bạn sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng được người mua lựa chọn. Các điều khoản khác là FOB, EXW và FCA. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các điều khoản thương mại quốc tế này trong hướng dẫn incoterm của chúng tôi.
Bạn cũng cần phải quyết định lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa nào sẽ được sử dụng giữa vận chuyển hàng không và vận chuyển đường biển. Chúng tôi đã có bài viết đầy đủ về hai phương thức này và những ưu nhược điểm cần ghi nhớ. Tìm hiểu thêm tất cả thông tin về vận chuyển đường biển và vận chuyển đường hàng không tại đây.
Khi bán hàng cho doanh nghiệp khác, bạn cũng nên thận trọng xem xét các điều khoản thanh toán mà bạn đưa ra. Chẳng hạn như điều khoản mở tài khoản cho phép khách hàng mua mà không cần lo lắng về việc thanh toán ngay lập tức. Điều này có nghĩa là bạn được trả tiền muộn hơn, nhưng cũng nhận được lượng mua của khách hàng nhiều hơn về lâu dài.
Chúng tôi hy vọng rằng những mẹo này sẽ giúp bạn định hướng trong môi trường thương mại quốc tế béo bở nhưng đôi khi cũng đầy thách thức. Miễn là bạn nắm chắc rủi ro và lập kế hoạch tốt để đối phó, bạn sẽ sớm thấy được những lợi ích khi bắt đầu kinh doanh xuất khẩu với doanh nghiệp SME của mình.
Alibaba.com là sàn thương mại quốc tế lớn nhất nơi mà các doanh nghiệp có thể tìm thấy người mua B2B từ tất cả các quốc gia với mọi quy mô. Nhiều công ty nhỏ đã bắt đầu hành trình thương mại xuất khẩu với Alibaba.com và ngày nay, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ họ kết nối với những người mua lớn và các giao dịch thương mại béo bở.
Đọc hướng dẫn cơ bản của chúng tôi để bắt đầu kinh doanh xuất khẩu tại đây hoặc thực hiện bước đầu tiên để thiết lập doanh nghiệp xuất khẩu của bạn ngay hôm nay bằng cách đọc về cách mở cửa hàng trực tuyến trên Alibaba.com.
Tham khảo:
1. https://smallbusiness.yahoo.com/advisor/resource-center/exporting-is-easy-say-small-business-owners-who/
2. https://blog.trade.gov/category/trade-data/export-data/
3. https://www.ifo.de/DocDL/forum2-07-focus5.pdf
4. https://www.sba.gov/blog/take-your-business-global-2020
5. https://www.uschamber.com/co/start/strategy/small-business-exporting-guide
6. https://www.sba.gov/blog/take-your-business-global-2020
7. https://commodity.com/data/brazil/
8. https://www.worldstopexports.com/united-kingdoms-top-10-imports/
Tell us about your business and stay connected.
Subscribe to us, get free e-commerce tips, inspiration, and resources delivered directly to your inbox.