Hướng dẫn phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

Alibaba.com DECEMBER 19, 20215 MIN READ
Hướng dẫn phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

Dù bạn nhập hàng từ nước ngoài về hay bán hàng cho người mua quốc tế thì câu hỏi thanh toán là một vấn đề quan trọng cần phải sớm được trả lời. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của thương mại quốc tế, việc thanh toán trong những trường hợp này thường không dễ dàng.

Có một số quy trình phức tạp liên quan và có nhiều lựa chọn để cân nhắc xem cách thanh toán nào có thể được thực hiện – thường được gọi là các điều khoản thanh toán hoặc các phương thức thanh toán. Thực tế là các điều khoản thanh toán mà bạn chọn có thể là một yếu tố quyết định sự hấp dẫn cho đề nghị của bạn và thậm chí mọi thứ còn trở nên khó đoán hơn.

Loại phương thức thanh toán nào mà bạn cần nên biết và cách thức so sánh chúng với nhau? Hướng dẫn này đi sâu vào các điều khoản thanh toán trong thương mại quốc tế, bao gồm ý nghĩa, cách thực hiện và cách quyết định điều khoản nào tốt nhất cho bạn.

Các điều khoản thanh toán trong thương mại quốc tế

Khi nói đến thương mại quốc tế, quá trình mua và bán có thể kéo dài và thường phức tạp. Vì thế, cảm giác nhẹ nhõm sau khi chốt đơn hàng với đối tác và thỏa thuận về giá là điều dễ hiểu. Nhưng việc đồng ý về mức giá chỉ là một phần của quá trình thanh toán. Bạn vẫn cần phải đồng ý về cách thức và thời điểm thực hiện việc thanh toán. Đây là yếu tố mà các điều khoản thanh toán được xuất hiện.

Các điều khoản thanh toán là điều kiện mà các bên trong thương mại quốc tế đồng ý để hoàn tất việc thanh toán. Các điều khoản thường ám chỉ các phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu và nhập khẩu có thể sử dụng để hoàn tất giao dịch thương mại của họ. Các điều khoản thanh toán xử lý nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến giao dịch thương mại. Những điều này quy định việc thanh toán có được thực hiện trước khi vận chuyển hay không, ai là người giữ quyền sở hữu hàng hóa trước khi vận chuyển và cách thức sẽ thực hiện thanh toán1.

Rõ ràng, thanh toán là một phần quan trọng để đạt được thương mại có lợi nhuận cho dù bạn đang xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa. Nhưng các điều khoản thanh toán được sử dụng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút thương mại giao dịch tốt ngay từ đầu, đặc biệt là đối với người bán. Người mua theo lý tưởng là muốn trì hoãn việc thanh toán càng lâu càng tốt, tốt nhất là cho đến khi họ nhận được hoặc thậm chí bán được hàng. Người bán cũng muốn thu tiền thanh toán càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trước khi họ gửi hàng hoặc ngay sau khi nhận hàng. Tất cả điều này dẫn đến việc cần tìm ra các điều khoản thanh toán phù hợp, một hành động cân bằng mà cả hai đều cần thực hiện đúng.

Như đã nói, tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu các loại điều khoản thanh toán trong thương mại quốc tế và cách thức thực hiện chúng.

phương thức thanh toán trong ngoại thương

5 loại điều khoản và phương thức thanh toán

Có năm phương thức thanh toán chính mà bạn thường thấy các bên áp dụng trong thương mại quốc tế. Đó là ứng trước tiền mặt, thư tín dụng, nhờ thu kèm chứng từ, phương thức ghi sổ và ký gửi. Chúng tôi sẽ thảo luận về từng phương thức ở bên dưới.

1. Ứng trước tiền mặt

Còn được gọi là “thanh toán tạm ứng” hoặc “trả tiền mặt khi đặt hàng”, ứng trước tiền mặt có nghĩa đúng như tên gọi của nó. Đây là một phương thức thanh toán đơn giản trong đó nhà nhập khẩu (thường là người mua) thanh toán trước tiền hàng và trước khi vận chuyển. Việc thanh toán có thể được hoàn tất bằng bất kỳ phương thức nào được thoả thuận giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Lựa chọn phổ biến bao gồm chuyển khoản ngân hàng, séc quốc tế và thanh toán bằng thẻ ghi nợ.

Điều khoản thanh toán này rõ ràng có lợi cho nhà xuất khẩu vì điều này có nghĩa là họ nhận được tiền thanh toán trong khi vẫn đang sở hữu hàng hoá. Thủ tục điển hình cho các bên sử dụng phương thức này là đồng ý tỷ lệ phần trăm giá đã định sẽ được thanh toán trước khi bắt đầu sản xuất. Sau khi sản xuất, tất cả hoặc hầu hết giá chưa thanh toán sẽ được thanh toán trước khi giao hàng. Có thể đồng ý bất kỳ khoản tiền còn lại sẽ được thanh toán vào lúc nhà nhập khẩu nhận hàng.

Ứng trước tiền mặt tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhà nhập khẩu. Bởi vì nó đặt nhà nhập khẩu vào tình thế là nhà xuất khẩu vẫn còn quyền sở hữu, vẫn đang sở hữu hàng hoá và đã nhận được tiền thanh toán cho hàng hoá. Nó cũng tạo ra một tình huống bất lợi cho dòng tiền đối với nhà nhập khẩu vì họ phải thanh toán tất cả phần giá trả trước và bằng tiền mặt - một điều mà hầu hết người mua cố gắng tránh đi.

Rõ ràng, lựa chọn thanh toán này sẽ chỉ khả dụng trong một số trường hợp hiếm hoi. Điều này có thể bao gồm trường hợp lượng đơn hàng rất nhỏ, hoặc các tình huống mà nhà xuất khẩu đang ở trong tình thế thương lượng rất mạnh (chẳng hạn như hàng hóa khan hiếm). Nó cũng có thể là một lựa chọn cho nhà xuất khẩu khi không được thuyết phục về uy tín tín dụng của nhà nhập khẩu hoặc khi nhà nhập khẩu hoàn toàn tin tưởng vào người bán.

Vì vậy, nhà xuất khẩu sẽ rất hiếm khi đưa ra điều khoản thanh toán này vì nó gây ra rất nhiều rủi ro cho người mua. Nếu bạn muốn thu hút nhiều doanh số hơn hoặc số lượng người mua nhiều hơn, bạn sẽ cần phải linh hoạt với các điều khoản thanh toán của mình, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được đề cập ở bên trên.

2. Thư tín dụng (L/C)

Thư tín dụng là một trong những điều khoản thanh toán thường sử dụng nhất trong thương mại quốc tế. Đây cũng là một trong những phương thức thanh toán an toàn nhất hiện có2. Phương thức thanh toán này khá phổ biến ở Trung Đông và Trung Quốc. Nó liên quan đến một quá trình thanh toán được tiến hành bởi một ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu. Thư tín dụng là một chứng từ hoạt động như một sự bảo đảm của ngân hàng nói rằng họ sẽ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu khi các điều khoản và điều kiện nhất định đã được hoàn tất. Các điều khoản và điều kiện này thường được bao gồm trong thư tín dụng, và chủ yếu thực hiện các việc liên quan đến kiểm tra chứng từ đi kèm với hàng hoá, chứ không phải là bản thân hàng hoá.

Trước khi nhà nhập khẩu có thể nhận được thư tín dụng, họ phải có khả năng đáp ứng với ngân hàng về uy tín tín dụng của họ. Khi ngân hàng hoàn tất việc đại diện nhà nhập khẩu thanh toán, họ sẽ chuyển hướng sang nhà nhập khẩu để yêu cầu hoàn tiền. Điều này thường dựa trên các điều khoản được thoả thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng.

Thư tín dụng hầu hết được áp dụng trong các tình huống mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có một mối quan hệ thương mại mới và chưa được kiểm chứng. Nó cũng có thể là một lựa chọn tốt khi nhà xuất khẩu không hài lòng với uy tín tín dụng của nhà nhập khẩu hoặc không thể xác nhận điều này. Dù như thế nào đi nữa, thư tín dụng cũng mang lại ít rủi ro hơn cho nhà xuất khẩu vì họ có một đảm bảo thanh toán vững chắc.

Điều khoản thanh toán này cũng có những nhược điểm của nó. Đầu tiên, nó thường được xem là rất đắt, vì ngân hàng liên quan thường sẽ tính các khoản phí đáng kể. Các khoản phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng của nhà nhập khẩu và mức độ phức tạp của giao dịch. Ngoài ra, nói chung ngân hàng không kiểm tra hàng hóa mà nhà xuất khẩu giao. Điều này có nghĩa là có thể không có điều khoản nào để xác minh chất lượng hàng hóa trong quá trình này.

3. Nhờ thu kèm chứng từ (D/C)

Nhờ thu kèm chứng từ là một điều khoản thanh toán cân bằng, mang lại rủi ro gần như ngang nhau cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Phương thức này được hoàn tất một cách độc quyền giữa các ngân hàng đại diện cho cả hai bên. Quá trình bắt đầu khi nhà xuất khẩu gửi hàng và gửi bộ chứng từ cần thiết đến ngân hàng để yêu cầu tiền hàng đối với nhà nhập khẩu. Các chứng từ này thường bao gồm Vận đơn.

Nhà nhập khẩu cũng gửi thanh toán cho ngân hàng của họ với hướng dẫn rằng việc thanh toán phải được thực hiện khi có xác nhận của bộ chứng từ. Sau khi chứng từ được xác nhận, chứng từ sẽ được phát hành cho nhà nhập khẩu, cho phép nhà nhập khẩu xác nhận bộ chứng từ đó. Theo cách này, nhờ thu kèm chứng từ hoạt động gần giống như chứng thư giao kèm điều kiện (cho phép bạn thanh toán với bên thứ ba trong khi thỏa thuận hoàn tất)3.

Có hai phương thức chính trong điều khoản thanh toán này. Đó là thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình (DAP) và chấp nhận thanh toán trao đổi chứng từ (DA).

  • Thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình: Ở đây, thỏa thuận là ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhìn thấy bộ chứng từ. Sẽ không có sự chậm trễ thanh toán nào ở đây và một khi chứng từ được xuất trình (thường thấy), việc thanh toán phải được hoàn tất.
  • Chấp nhận thanh toán trao đổi chứng từ (DA): Ở đây, thỏa thuận là chứng từ sẽ được chuyển đến ngân hàng của nhà nhập khẩu sau khi có cam kết chắc chắn về thanh toán vào một ngày cố định. Điều này có nghĩa là khoản thanh toán sẽ không được nhận ngay lập tức mà vào ngày đã được thỏa thuận giữa các bên.

Do phương thức thanh toán này tương đối cân bằng nên nó không khiến bên nào gặp quá nhiều rủi ro. Người bán chỉ chuyển quyền sở hữu và việc sở hữu hàng hóa sau khi nhận được khoản thanh toán hoặc cam kết thanh toán chắc chắn. Người mua chỉ thanh toán khi họ xem chứng từ hàng hóa, hoặc thậm chí sau khi chuyển giao vật chất. Phương pháp này cũng liên quan đến tổng thể chi phí ít hơn so với thư tín dụng và có thể được thiết lập trong thời gian ngắn hơn.

Tuy nhiên, cũng giống như thư tín dụng, trọng tâm của cả hai ngân hàng là chứng từ chứ không nhất thiết phải là hàng hóa. Điều này có nghĩa là sẽ khó phát hiện ra vấn đề chất lượng hàng hóa trước khi thanh toán. Phương thức thanh toán này cũng cung cấp rất ít quyền truy đòi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán tiền hàng. Ngoài những điều đó, nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán cân bằng cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

4. Phương thức ghi sổ (O/A)

Điều khoản thanh toán này liên quan đến giao dịch thương mại trong đó nhà xuất khẩu đồng ý giao hàng cho nhà nhập khẩu mà không cần nhận tiền thanh toán cho đến ngày đến hạn thanh toán sau đó. Thanh toán thường đến hạn sau một khoảng thời gian đã thỏa thuận, thường là 30, 60 hoặc 90 ngày sau khi giao hàng. Do đó, cơ bản là nhà nhập khẩu sẽ nhận hàng theo hình thức tín dụng, với khoản thanh toán sẽ được thực hiện vào ngày đến hạn thanh toán sau đó.

Rõ ràng, phương thức thanh toán này có lợi cho nhà nhập khẩu, vì họ được nhận hàng mà không cần phải thanh toán. Phương thức này có tác dụng giảm chi phí hoạt động cho nhà nhập khẩu, xem như là có thể đơn giản việc đặt hàng và cố gắng bán hết hàng trước khi phải trả tiền cho nhà xuất khẩu. Điều này cũng làm giảm nhu cầu vốn lưu động của nhà nhập khẩu, vì họ không phải lo lắng đến việc thu gom tiền để hoàn tất thanh toán trước khi nhận hàng.

Do những lợi thế này, nên nhà nhập khẩu luôn quan tâm đến việc tìm kiếm nhà xuất khẩu có thể cung cấp điều khoản thanh toán với phương thức ghi sổ. Trong thị trường của người mua (thị trường có nhiều hàng hóa và nhu cầu ít hơn), bạn có thể thấy điều khoản phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán chủ đạo. Nhà xuất khẩu cũng muốn thể hiện sự tin tưởng đối với một khách hàng có giá trị hoặc muốn thu hút một tài khoản có giá trị có thể sẽ sẵn sàng cung cấp điều khoản này.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phương thức ghi sổ cũng rất rủi ro cho nhà xuất khẩu. Rủi ro không thanh toán, chậm thanh toán, phá sản và các sự việc không mong đợi khác là rất cao trong giao dịch này. Ngoài ra, nhà xuất khẩu về cơ bản phải sản xuất hàng hóa và vận chuyển đi mà chưa nhận được tiền thanh toán. Điều này có thể khiến họ có ít vốn lưu động hơn mức họ muốn. Nhìn chung, điều khoản thanh toán này có thể đặt nhà xuất khẩu vào một tình thế rất rủi ro.

Vì những lý do này, chúng ta thường thấy nhà xuất khẩu cố gắng bảo vệ họ bằng cách đưa ra lựa chọn tài chính thương mại. Đây thực chất là cơ chế giúp nhà xuất khẩu tự bảo vệ mình khỏi bị tổn thất cho tới khi họ nhận được đầy đủ thanh toán từ nhà nhập khẩu. Lựa chọn phổ biến mà nhà xuất khẩu có thể đưa ra bao gồm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu4 và bao thanh toán5.

Bạn chỉ nên đưa ra lựa chọn này trong tình huống mà bạn có mối quan hệ thương mại rủi ro thấp với nhà nhập khẩu. Một khả năng khác là nơi có nhu cầu rất thấp hoặc nơi bạn đang tìm kiếm để giành được những khách hàng quan trọng.

5. Ký gửi

Điều khoản thanh toán quan trọng cuối cùng mà bạn cần nên biết là ký gửi. Ở đây, nhà xuất khẩu sản xuất, vận chuyển và giao hàng cho người mua nhưng chỉ thu tiền thanh toán sau khi hàng đã được bán. Bạn có thể thường thấy điều khoản thanh toán này được sử dụng bởi nhà xuất khẩu có nhà phân phối hoặc đại lý bên thứ ba ở nước ngoài. Có lẽ sẽ hiếm thấy trường hợp này trong mối quan hệ người mua - người bán bình thường.

Sự hiếm có của điều khoản thanh toán này dựa trên một lý do đơn giản - rủi ro không thể đoán trước mà nó tạo ra cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí sản xuất, vận chuyển và giao hàng cho nhà nhập khẩu. Thêm vào đó, trong khi hàng hóa thuộc sở hữu của nhà nhập khẩu, chúng tiếp tục được xem là tài sản của nhà xuất khẩu. Điều này có nghĩa là nếu xảy ra sự việc như hỏa hoạn, trộm cắp, bão lụt, hoặc thiệt hại khác, thì nhà xuất khẩu là người chịu thiệt hại.

Nhà xuất khẩu cũng phải chịu rủi ro về việc nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm thanh toán. Cộng thêm rủi ro là hàng hóa thậm chí có thể không bán được như mong muốn của các bên. Do đó, nhà xuất khẩu có thể do dự lời đề nghị hoặc do dự việc chấp nhận điều khoản thanh toán này từ người mua là đều dễ hiểu.

Điều khoản thanh toán này được áp dụng nhiều nhất khi có mối quan hệ tồn tại giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu cần phải có uy tín và đáng tin cậy, và hàng hóa phải được vận chuyển đến một quốc gia có tính thương mại và chính trị ổn định. Ngoài ra, điều khoản thanh toán này chỉ đơn giản là không thể hoàn thành nếu không áp dụng các biện pháp bảo hiểm phù hợp và tận dụng lựa chọn tài chính thương mại6 nếu có.

Khi nhà xuất khẩu có khả năng tự bảo vệ mình tốt, việc ký gửi cũng có thể mang lại thuận lợi cho họ. Nó có thể là cơ hội tốt cho nhà xuất khẩu thâm nhập thị trường mới, giảm chi phí duy trì hàng tồn (điều này sẽ cho phép hạ giá), hoặc đơn giản là để hàng hóa có sẵn nhanh hơn (giúp tăng lợi thế cạnh tranh).

Các điều khoản tài chính khác bạn nên biết

Ngoài các điều khoản thanh toán chính, có một số điều khoản khác đã phát triển trong những năm qua. Dưới đây là một số điều khoản bạn nên biết:

  • Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng: Đây là một trong những điều khoản thanh toán mới đang được đưa ra trong thời hiện đại. Quá trình này liên quan đến hai ngân hàng - một ngân hàng có nghĩa vụ thay mặt cho nhà nhập khẩu và một ngân hàng nhận đại diện cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng có nghĩa vụ ký một cam kết không hủy ngang việc thanh toán giá hàng hoá cho ngân hàng tiếp nhận vào ngày đã thoả thuận. Thanh toán được thực hiện sau khi có sự đối chiếu trùng khớp thành công với dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch thương mại.
  • Thư tín dụng đã xác nhận: Đây thực chất là một thư tín dụng, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng. Ở đây, thư tín dụng được phát hành bởi ngân hàng của nhà nhập khẩu đã được xác nhận bởi một ngân hàng khác mà nhà xuất khẩu lựa chọn. Việc xác nhận không chỉ là kiểm tra ngân hàng của nhà nhập khẩu có đủ năng lực và khả năng thanh toán hay không. Ngân hàng của nhà xuất khẩu cũng đồng ý thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu ngân hàng của nhà nhập khẩu không thanh toán.

Cách so sánh các điều khoản thanh toán?

Giờ đây chúng ta hãy cùng so sánh các điều khoản thanh toán với nhau, về rủi ro liên quan cũng như ưu và nhược điểm của từng điều khoản. Dưới đây là bảng hiển thị mức độ rủi ro của từng điều khoản đối với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

so sánh các điều khoản thanh toán cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

Ưu và nhược điểm của mỗi điều khoản thanh toán ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu một cách khác nhau. Dưới đây là thông tin so sánh những ưu điểm và nhược điểm của các điều khoản thanh toán.

Ứng trước tiền mặt

Đối với Nhà xuất khẩu/Người bán

✅Ưu điểm: Cho phép nhà xuất khẩu thu hầu hết hoặc tất cả các khoản thanh toán trước khi giao hàng; Cung cấp dòng tiền có lợi.

❌Nhược điểm: Không thực sự bất lợi


Đối với Nhà nhập khẩu/Người mua

✅Ưu điểm: Tăng sự tin tưởng với người bán, đặc biệt là những nơi khan hiếm hàng hóa.

❌Nhược điểm: Đặt ra rủi ro cao nhất do có thể không giao hàng hoặc giao hàng chất lượng kém; Tình trạng dòng tiền tiềm ẩn bất lợi, đặc biệt nếu khoản mua được tài trợ.

Thư tín dụng

Đối với Nhà xuất khẩu/Người bán

✅Ưu điểm: Có thể áp dụng ở nhiều quốc gia; Đảm bảo thanh toán được hỗ trợ bởi ngân hàng

❌Nhược điểm: Có khả năng không thể truy đòi trong trường hợp ngân hàng không thanh toán


Đối với Nhà nhập khẩu/Người mua

✅Ưu điểm: Không thanh toán cho đến khi giao hàng và kiểm tra chứng từ.

❌Nhược điểm: Không bao gồm việc kiểm tra chất lượng hàng hóa; Khá tốn kém để thiết lập. Quá trình này cũng khó thiết lập.

Nhờ thu kèm chứng từ

Đối với Nhà xuất khẩu/Người bán

✅Ưu điểm: Chỉ để hàng đi khi thanh toán hoặc nhận được cam kết thanh toán chắc chắn; Rủi ro tương đối ít vì quyền sở hữu và việc sở hữu hàng hóa chưa được chuyển giao cho đến khi thanh toán.

❌Nhược điểm: Điều khoản DA có nghĩa là chưa thanh toán ngay, thậm chí cả sau khi giao hàng; Rủi ro tồn tại là người mua có thể sẽ không thanh toán vào ngày cố định của điều khoản DA đưa ra; Có khả năng không thể truy đòi nếu người mua không thanh toán vì giao dịch không được ngân hàng đảm bảo.


Đối với Nhà nhập khẩu/Người mua

✅Ưu điểm: Chỉ thanh toán tiền hàng khi kiểm tra chứng từ hợp pháp; Có thể cho phép giao hàng và sở hữu hàng hóa trước khi thanh toán, đặc biệt là đối với điều khoản DA.

❌Nhược điểm: Không bao gồm việc kiểm tra chất lượng hàng hóa được giao.

Phương thức ghi sổ

Đối với Nhà xuất khẩu/Người bán

✅Ưu điểm: Thuật ngữ rất hấp dẫn để thu hút nhà nhập khẩu trên thị trường của người mua.

❌Nhược điểm: Rủi ro không thanh toán hoặc thanh toán trễ có khả năng kéo dài vốn lưu động của nhà xuất khẩu; Phải tính đến chi phí bổ sung của bảo hiểm đảm bảo, hoặc sử dụng lựa chọn tài chính thương mại.


Đối với Nhà nhập khẩu/Người mua

✅Ưu điểm: Cho phép sở hữu và bán hàng tiềm năng trước khi thanh toán; Có thể tạo sự linh hoạt trong vốn lưu động vì không cần thanh toán tiền hàng ngay lập tức; Có thể bán hàng hóa và thu lại lợi nhuận trước khi thanh toán tiền hàng, tùy thuộc vào thời hạn tín dụng; Có khả năng làm giảm chi phí hoạt động.

❌Nhược điểm: Không thực sự bất lợi

Ký gửi

Đối với Nhà xuất khẩu/Người bán

✅Ưu điểm: Có khả năng giúp cung cấp hàng hóa nhanh hơn, dẫn đến đạt được lợi ích cạnh tranh; Cho phép sẵn sàng tiếp cận các thị trường mới; Loại bỏ chi phí giữ hàng tồn, có khả năng cho phép tiết kiệm không gian để đưa ra mức giá cạnh tranh hơn.

❌Nhược điểm: Chịu tất cả chi phí sản xuất, vận chuyển và giao hàng cho nhà nhập khẩu; Có thể không thu lại được chi phí nếu hàng hóa không bán được như mong đợi; Tiếp tục giữ quyền sở hữu hàng hóa, thậm chí sau khi giao hàng và sẽ chịu chi phí tổn thất, trộm cắp hoặc hư hỏng.


Đối với Nhà nhập khẩu/Người mua

✅Ưu điểm: Loại bỏ chi phí mua hàng hóa, do đó giảm thiểu chi phí vận hành; Không chịu rủi ro đối với hàng hóa vì quyền sở hữu chưa được chuyển giao.

❌Nhược điểm: Nếu hàng hóa không bán được, sẽ bị tổn thất về chi phí hàng tồn.

Cách để chọn giữa các điều khoản thanh toán?

Cần phải có sự cân bằng khi quyết định các điều khoản thanh toán, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Khi bạn đưa ra quyết định điều khoản nào sẽ được sử dụng, các mẹo sau có thể sẽ hữu ích cho bạn:

  • Cân nhắc nhu cầu và sức mạnh tài chính của bạn.
  • Hãy cân nhắc về vị thế đàm phán của bạn. Nếu bạn đang ở một vị thế kèo trên, bạn có thể yêu cầu điều khoản có lợi hơn.
  • Bên kia có phải đến từ quốc gia có rủi ro chính trị hoặc thương mại đáng kể không? Bạn có thể cần một điều khoản thanh toán an toàn hơn trong trường hợp này.
  • Trong một số ngành nghề nhất định, sẽ sử dụng điều khoản thanh toán cụ thể. Chẳng hạn như trong ngành công nghiệp thực phẩm và dệt may, thường thấy nhờ thu kèm chứng từ được sử dụng, trong khi thư tín dụng lại phổ biến trong lĩnh vực dầu khí.
  • Điều kiện thị trường đang thịnh hành có thể rất quan trọng. Nếu đó là thị trường của người bán, bạn có thể đặt các điều khoản có lợi nhất cho mình với tư cách là nhà xuất khẩu.

Nhìn chung, điều quan trọng cần lưu ý là bạn không phải chỉ chọn một trong các điều khoản này cho toàn bộ giao dịch của bạn. Sự kết hợp của các điều khoản có thể áp dụng ở những giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như trước khi sản xuất, trước khi vận chuyển và khi giao hàng. Cân nhắc cách kết hợp các điều khoản này có thể cung cấp một giao dịch cân bằng hơn cho bạn.

Tóm tắt ý chính

Quyết định các điều khoản thanh toán là một phần quan trọng của thương mại quốc tế. Mặc dù quá trình thiết lập các điều khoản này có thể khó khăn, nhưng đổi lại bạn có thể giảm thiểu rủi ro trong giao dịch - đó luôn là một điều tốt.

Muốn biết thêm thông tin về cách Alibaba.com có thể giúp bạn thương mại trên toàn cầu và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình? Hãy trò chuyện cùng chuyên gia ngay.

Đọc thêm thông tin về thương mại quốc tế:

Tham khảo:
1. https://www.tradefinanceglobal.com/trade-finance/payment-methods/
2. https://www.investopedia.com/terms/l/letterofcredit.asp
3. https://www.thebalance.com/what-is-escrow-315826
4. https://www.trade.gov/export-credit-insurance
5. https://www.entrepreneur.com/encyclopedia/factoring
6. https://www.gtreview.com/what-is-trade-finance/